Giáo dục - Y tế - Văn hóa - Thể thao
Tài liệu hỏi đáp phục vụ công tác tuyên truyền đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ 7, Ngày 25/04/2020, 11:07 image

Tài liệu hỏi đáp phục vụ công tác tuyên truyền đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRÍCH DẪN TÀI LIỆU HỎI - ĐÁP PHỤC VỤ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ CÁC CẤP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẦN I. VỀ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ CÁC CẤP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Câu 1: Đảng Gộng sản Việt Nam xác định về tầm quan trọng của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam như thế nào?

Tại Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 08/5/2009 của Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam về lãnh đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, đã nêu rõ: “Bác Hồ lúc sinh thời, Đảng và Nhà nước ta đã tổ chức hai Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số ở hai miền Bắc và Nam... Đây là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc Việt Nam; nhằm tiếp tục tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; khẳng định, tôn vinh và biểu dương công lao đóng góp to lớn của các dân tộc thiểu số đối với thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam. Đại hội là diễn đàn giao lưu, trao đổi, tạo sự đồng thuận và niềm tin vững chắc của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước... Đây cũng là nguyện vọng chính đáng của đồng bào các dân tộc thiểu số trong cả nước. Đại hội là biểu tượng sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, thông nhất ý chí và hành động vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”

Câu 2: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ I và lần thứ II tổ chức vào năm nào? Lần kế tiếp dự kiến vào thời gian nào?

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ I tổ chức vào ngày 27/12/2009 tại Nhà hát thành phố, Quận 1.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II tổ chức vào ngày 27/12/2014 tại Hội trường thành phố, Quận 3. Chủ đề Đại hội “Đồng bào các dân tộc Thành phố Hồ Chỉ Minh bình đẳng, đoàn kết, cùng nhau xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.

Căn cứ Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc, tại Chương I, Điều 6, Khoản 2 ghi rõ: “Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, huyện được tổ chức định kỳ 05 năm một lần”. Do vậy, năm 2019 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ III, dự kiến vào tháng 11 năm 2019.

Câu 3: Điều kiện để tổ chức Đại hội cấp quận - huyện?

Căn cứ Hướng dẫn số 01/HD-BCĐ ngày 14/01/2019 của Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam về Tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam cấp thành phố, cấp quận - huyện, ghi rõ điều kiện tổ chức Đại hội cẩp quận - huyện. Cụ thể như sau:

- Các quận - huyện cỏ từ 5.000 người dân tộc thiểu số trở lên sinh sống thành cộng đồng tại địa bàn.

- Đổi với các quận - huyện có số lượng người dân tộc thiểu số dưới 5.000 người với nhiều thành phần dân tộc thiểu số sinh sống thành cộng đồng tại địa bàn nhưng là quận - huyện biên giới, hải đảo, vùng xung yếu, vùng đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ địa cách mạng và các đặc thù khác thì Ban Thường vụ Thành ủy Thường trực ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định việc tô chức Đại hội với hình thức và quy mô phù hợp.

- Đối với những quận - huyện không tổ chức Đại hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện tổ chức Hội nghị liên tịch với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể của quận - huyện và đại diện lãnh đạo các xã, phường, thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, xin ý kiến Ban Thường vụ Quận.

- Huyện ủy, Ủy ban nhân dân quận - huyện (UBND) về việc chọn cử đại biểu, danh sách đại biểu dự Đại hội cấp thành phố và đề xuất khen thưởng theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Đại hội thành phố.

Như vậy căn cứ vào hướng dẫn số 01/HD-BCĐ ngày 14/01/2019 của Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh có 19 quận - huyện đủ điều kiện tổ chức Đại hội, 5 quận - huyện tổ chức Hội nghị.

Câu 4: Đại hội, Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số cấp quận - huyện tổ chức vào thời gian nào?

Căn cứ Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc, tại Chương I, Điều 6, Khoản 2 ghi rõ: “Đại hột đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, huyện được tổ chức định kỳ 05 năm một lần”. Năm 2019, Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành tổ chức Đại hội, Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số cấp quận - huyện lần thứ II. Trong đó, Quận 11, Quận 12 và Huyện Bình Chánh tổ chức Đại hội điểm, Quận Phú Nhuận tổ chức Hội nghị điểm, thời gian tổ chức Đại hội, Hội nghị điểm trước ngày 30 tháng 6 năm 2019. Đại hội, Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số của các quận - huyện còn lại tổ chức trước ngày 30 tháng 7 năm 2019.

Câu 5: Mục đích, ý nghĩa của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số?

- Tiếp tục khẳng định và ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện chính sách dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế;

- Tôn vinh và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước giai đoạn từ 2014 - 2019;

- Đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2014 – 2019.

- Tôn vinh, biểu dương tập thể, cá nhân tiêu biểu là đồng bào các dân tộc thiêu số; chuẩn bị nhân sự cho Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào năm 2020.

Câu 6: Yêu cầu của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số là gì?

- Thông qua Đại hội các cấp để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển đất nước.

- Đại biểu chính thức tham gia Đại hội là người tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số thuộc mọi thành phần, vùng miền, lĩnh vực của đời sống xã hội được lựa chọn, suy tôn từ cơ sở và đàm bảo phải có đủ đại diện các dân tộc thiểu số Việt Nam cư trú trên địa bàn nơi tổ chức Đại hội.

- Đại hội được tổ chức trang trọng với quy mô phù hợp, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời tạo khí thế sôi nổi, phấn khởi, tự hào trong các tầng lớp nhân dân.

Câu 7: Chủ đề định hướng chung của Đại hội đại biểu các dân tôc thiểu số cấp quận - huyện lần thứ II, cấp thành phố lần thứ III giai đoan 2019 - 2024 là gì?

“CÁC DÂN TỘC ĐOÀN KẾT, PHÁT HUY NỘI LỰC, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN”

Câu 8: Cho biết về tiêu chí đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số?

- Là người dân tộc thiểu số.

- Người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín trong cộng đồng.

- Người có nhiều công lao, đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc; có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư; Có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định bằng lời nói, qua việc làm, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo;

- Có thành tích nổi bật hoặc có đóng góp thiết thực về một hoặc một số lĩnh vực trong đời sống xã hội ở vùng đồng bào DTTS như xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng khối đại đoàn kêt dân tộc,... hoặc là người được bầu chọn là điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước của địa phương; người đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, kỳ thi đấu thể thao trong nước và quốc tế…

- Có đủ sức khỏe để tham dự Đại hội và các hoạt động của Đại hội;

Ngoài các tiêu chí trên, khi chọn cử đại biểu, có thể vận dụng kết hợp các tiêu chí đã có như: Nông dân, công nhân, thanh niên, phụ nữ, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, người cao tuổi, nhà doanh nghiệp, chức sắc tôn giáo... tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Câu 9: Cho biết về cơ cấu đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số?

Đảm bảo có đầy đủ đại biểu đại diện cho cộng đồng các dân tộc thiểu số cư trú ở địa phương nơi tổ chức Đại hội thuộc các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, khoa học - công nghệ, thương mại, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế,tôn giáo an ninh, quốc phòng... và đảm bảo hài hòa về cơ cấu độ tuổi, quan tâm đại biểu trẻ, tỷ lệ đại biểu nữ tham dự Đại hội tối thiểu đạt 30%.

Câu 10: Nội dung công tác tuyên truyền Đại hội là gì?

1. Tuyên truyền ý nghĩa, tầm quan trọng của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam.

2. Tuyên truyền những quan điểm chỉ đạo, các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến dân tộc thiểu số, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đến đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) “về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, công tác dân tộc, công tác tôn giáo”; Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc.

3. Tuyên truyền thành tựu mọi mặt của công tác dân tộc trên các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, khoa học - công nghệ, thương mại, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, tôn giáo, an ninh, quốc phòng..., công tác đại đoàn kết các dân tộc của thành phố và địa phương.

4. Tuyên truyền những tấm gương đồng bào dân tộc thiểu số thành phố Hồ Chí Minh từng tham gia chiến đấu, hy sinh trong các thời kỳ kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tiếp tục tham gia xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

5. Tuyên truyền những tấm gương người tốt, việc tốt, tấm gương thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của các dân tộc thiểu số; từng dân tộc sinh sống trên địa bàn, cán bộ và nhân dân có nhiều thành tích trong phong trào thi đua, xây dựng khối đại đoàn kết giữa các dân tộc tại địa phương từ 2014 đến nay.

6. Tuyên truyền việc nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không để kẻ xấu lợi dụng vấn đề dân tộc, từng dân tộc để chống phá Nhà nước Việt Nam. Các dân tộc thiểu số tích cực thi đua hoàn thành các tiêu chí xây dựng thành phố năng động, văn minh, hiện đại, nghĩa tình và thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2019 đặc biệt là các sự kiện, các ngày lễ trọng đại năm 2020.

7. Tuyên truyền nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp, nét độc đáo trong ẩm thực cac dân tộc, tiếng nói chữ viết, tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật thể hiện bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số thành phố.

8. Phát động phong trào thi đua lập thành tích thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp thành phố và quận - huyện.

Câu 11: Các hình thức tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội?

1. Tuyên truyền trước thòi gian Đại hội:

- Tuyên truyền trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, trang tin điện tử tờ tin, mở các chuyên đề, chuyên mục về Đại hội.

- Thiết kế và treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích... tại các khu trung tâm nơi công cộng, các tuyến đường trung tâm, các cửa ngõ vào thành phố.

- Lựa chọn biên tập, thực hiện phóng sự chuyên đề về đồng bào dân tộc thiểu số đã thực hiện trong giai đoạn 2009 - 2014 để phát sóng, đưa tin trên báo chí hoặc biên tập, thực hiện các phóng sự chuyên đề mới.

- Phát động phong trào thi đua, đăng ký thực hiện các công trình, mô hình giải pháp nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của thành phố.

- Tổ chức các đêm biểu diễn, liên hoan văn nghệ, các hội diễn; tổ chức các cuộc tuyên truyền cổ động tại địa phương.

- Tổ chức họp báo, thông cáo báo chí về tình hình diễn biến thực hiện từ công tác chuẩn bị đến tổ chức và kết thúc Đại hội.

- Chuẩn bị các tiết mục văn hóa nghệ thuật đặc sắc, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số phục vụ trong Đại hội.

- Giới thiệu, viết bài về các gương điển hình, tiêu biểu là người dần tộc thiểu số trên các lĩnh vực.

2. Tuyên truyền trong thời gian Đại hội:

- Triển lãm, trưng bày hình ảnh, hiện vật về quá trình tham gia kháng chiến giải phóng dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số; lãnh đạo thành phố gặp gở, chăm lo đồng bào dân tộc thiểu số; đồng bào dân tộc tiêu biểu trong các lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội, văn hóa, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; giới thiệu, biểu diễn những đặc điểm, nét đẹp văn hóa nghệ thuật của các dân tộc; giới thiệu các tác phẩm văn học nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số, các tác phẩm văn học nghệ thuật nói về dân tộc thiểu số.

- Treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích... trang trí tại các khu vực xung quanh nơi tổ chức Đại hội, các tuyến đường trung tâm, nơi công cộng, các cửa ngõ vào thành phố.

- Xây dựng và chiếu các phim, phóng sự về hoạt động, đời sống, văn hóa tinh thần, sự phát triển trong các lĩnh vực của đồng bào các dân tộc (Chọn lọc qua các phóng sự của Đài Truyền hình thành phố).

- Biểu diễn các tiết mục đặc sắc của đồng bào các dân tộc phục vụ Đại hội.

- Trực tiếp truyền hình trong thời gian diễn ra Đại hội.

3. Tuyên truyền sau Đại hội:

- Tuyên truyền kết quả Đại hội trên các phương tiện thông tin đại chúng,bản tin quận - huyện.

- Liên hoan biểu diễn văn nghệ chào mừng thành công của Đại hội.

- Giao lưu, gặp gỡ, nhân rộng bằng nhiều hình thức đa dạng các điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt, gương thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

- Biên soạn, phát hành kỷ yếu Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ III.

Câu 12. Các khẩu hiệu tuyên truyền phục vụ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số?

- "Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm

- "Nước Cộng hòa Xã hội Chù nghĩa Việt Nam muôn năm

- “Nhiệt liệt chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phổ Hồ Chi Mình lần thứIII- năm 2019”.

- "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công!

- "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

- “Cộng đồng các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa”.

- “Đồng bào Kinh hay Thồ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xé Đăng hay Ba Na, và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt, chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”.

- "Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển".

- "Quyết tâm bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiếu số Việt Nam”

- Đồng bào các dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh bình đẳng, đoàn kết cũng nhau xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình ”

Câu 13. Đối tượng, các hình thức khen thưởng trong Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp?

a) Đối tượng khen thưởng: Tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc, cá nhân là người dân tộc thiểu số có thành tích tiểu biểu, xuất sấc trên các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, khoa học - công nghệ, thương mại, văn hoa, xã hội, giáo dục, y tế, tôn giáo, an ninh, quốc phòng...góp phần vào sự phát triển của thành phố và địa phương.

b) Hình thức khen thưởng:

- Đại hội cấp quận - huyện

+ Bằng khen Chủ tịch UBND thành phố.

+ Giấy khen của Trưởng ban Ban Dân tộc thành phố.

+ Giấy khen của Chủ tịch UBND quận - huyện.

- Đại hội cấp thành phố:

+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

+ Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc;

+ Băng khen của Chủ tịch UBND thành phố.

* Những trường hợp thật sự có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào đại đoàn kết các dân tộc; phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh... cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi thì đề nghị Ủy ban Dân tộc tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển các dân tộc Việt Nam.

PHẦN II. VỀ CÔNG TÁC DẨN TỘC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

Câu 14. Công tác dân tộc được hiểu như thế nào?

Tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2011 về Công tác dân tộc định nghĩa như sau: Công tác dân tộc là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Câu 15. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc? Công tác dân tộc hiện nay.

Bước sang thời kỳ đổi mới thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa hội nhập với thế giới hiện đại, công tác dân tộc được Đảng ta nhấn mạnh qua Văn kiện Đại hội XI thể hiện ở một số điểm chính sau:

- Một là, mọi cán bộ, đảng viên, đồng bào dân tộc cần nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ chiến lược của công tác dân tộc nước ta hiện nay.

- Hai là, tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược công tác dân tộc ở nước ta hiện nay.

- Ba là, nâng cao đời sống văn hóa, đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.

- Bốn là, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn vùng đồng bào dân tộc.

Thực hiện quan điểm chiến lược của Đảng về công tác dân tộc ở nước ta hiện nay phải được đặt ra một cách cơ bản, xác định nội dung, hình thức, biện pháp, bước đi một cách toàn diện và hệ thống, phù hợp với thực tiễn cụ thể nước ta hiện nay.

Câu 16. Các nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc?

Tại Điều 3, Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc quy định các nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc nhu sau:

- Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tẳc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.

- Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.

- Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục, tập quán của nhau, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 17. Chính sách đầu tư phát triển bền vững ở vùng dân tộc thiểu số đưọc thực hiện như thế nào?

Điều 9, Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2011 về Công tác dân tộc nêu rõ Chính sách đầu tư phát triển bền vững ở vùng dân tộc thiểu số như sau:

- Đảm bảo việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy tinh thần tự lực, tự cường cùa các dân tộc

- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển ở vùng dân tộc thiểu số; ưu tiên đặc biệt đối với dân tộc thiểu số rất ít người và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; chú trọng đào tạo nghề, sử dụng lao động là người tại chỗ, đảm bảo thu nhập ổn định, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng khác.

- Khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.

- Chủ đầu tư các dự án quy hoạch, xây dựng có ảnh hưởng tới đất đai, môi trường, sinh thái và cuộc sống của đồng bào các dân tộc, phải công bố công khai và lấy ý kiến của nhân dân nơi có công trình, dự án được quy hoạch, xây dựng quy định của pháp luật; tổ chức tái định cư, tạo điều kiện để người dân đến nơi định cư mới có cuộc sống ổn định tốt hơn nơi ở cũ.

- Chính quyền ở nơi có người đến định cư có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư đảm bảo định canh, định cư lâu dài, tạo điều kiện để đồng bào ổn định cuộc sống.

- Thực hiện quy hoạch, sắp xếp các điểm dân cư tập trung một cách hợp lý đối với những địa bàn khó khăn, đảm bảo cho đồng bào phát triển sản xuất phù hợp với đặc điểm dân tộc, vùng miền.

- Thực hiện các chương trình, đề án xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, giải quyết cơ bản vấn đề vốn, đất ở, đất sản xuất, công cụ sản xuất cho nông dân thiếu đất, nhà ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ phát triển kinh tế, giao đất, giao rừng cho hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số, chuyển địch cơ cấu lao động, ngành nghề, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững.

- Tổ chức phòng, chống thiên tai và ứng cứu người dân ở vùng bị thiên tai, lũ lụt.

- Có chính sách hỗ trợ kịp thời những dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt để ổn định và phát triển.

- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.

Câu 18. Để góp phần nâng cao dân trí vùng đồng bào dân tộc, Nhà nước đã có những chính sách gì cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo?

Tại Điều 10 của Nghị định 05/2011/NĐ-CP cùa Chính phủ ngày 14/01/2011 về Công tác dân tộc, đã đề ra 8 tiêu chí thực hiện chính sách phát triển giáo dục và đào tạo là: Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số (DTTS) theo chương trình chung quốc gia, xây dựng chính sách giáo dục ở tất cả các cấp học phù hợp với đặc thù dân tộc; Phát triển trường mầm non, trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trường dự bị đại học; nghiên cứu hình thức đào tạo đa ngành bậc đại học cho con em các DTTS để đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Quy định các điều kiện và biện pháp cụ thể, phù hợp để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người DTTS; giải quyết chỗ ở, học bổng và cho vay vốn trong thời gian học tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và địa bàn cư trú của sinh viên DTTS. Học sinh, sinh viên người DTTS rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học...

Câu 19. Chính sách cán bộ ngưòi dân tộc thiểu số được quy định nhu thế nào?

Tại Điều 11, Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2011 về Công tác dân tộc quy định chính sách cán bộ người dân tộc thiêu số như sau:

- Cán bộ người dân tộc thiểu số có năng lực và đủ tiêu chuẩn phù hợp quy định pháp luật, được bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý các cấp.

- Ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số, nhất thiết phải có cán bộ chủ chốt người dân tộc thiểu số.

- Đảm bảo tỷ lệ hợp lý cán bộ người dân tộc thiểu số, ưu tiên cán bộ nữ, cán bộ trẻ tham gia vào các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp.

- Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm quy hoạch, đào tạo, bồi dường, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.

- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.

Liên kết đính kèm: https://binhtan.hochiminhcity.gov.vn/vi/vb-chi-dao-dieu-hanh?category=NDAwMQ==&post=MTk4MTEz

 

Nguồn: VPHĐND&UBND ()
Lượt xem: 1340
Bản in Quay lại
Tin mới hơn
Tin đã đưa
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)
imageUser
Thông tin đăng nhập
Bạn vui lòng để lại thông tin để gửi bình luận
Thủ tục hành chính
image Quận
image Phường
image ISO
image Kết quả giải quyết KNTC image Công khai kết luận Thanh tra image Công khai ngân sách image Dự án Đấu thầu, mua sắm công image Các dự án đang triển khai image Các dự án hoàn tất