Thông tin tuyên truyền
Quận Bình Tân tổ chức triển khai thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính
Thứ 2, Ngày 20/11/2023, 08:21 image

Thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Theo đó, thông tin sẽ được tạo lập, cung cấp, trao đổi, thu thập, xử lý, lưu trữ thông qua mạng Internet, mạng máy tính, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu. Đồng thời, các cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ thực hiện thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết công việc bằng phương tiện điện tử thông qua các dịch vụ công trực tuyến. Hiện nay, Chuyển đổi số được đẩy mạnh thực hiện từ Trung ương đến địa phương, việc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP là một xu hướng tất yếu được Ủy ban nhân dân quận Bình Tân quan tâm thực hiện, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến người dân và doanh nghiệp trên địa bàn quận.

Niêm yết giới thiệu chứng thực bản sao điện tử.

Ủy ban nhân dân quận Bình Tân đã chỉ đạo Phòng Tư pháp quận và Ủy ban nhân dân 10 phường chuẩn bị hạ tầng mạng, bố trí máy vi tính, máy scan tại đơn vị và thực hiện chứng thực bản sao điện tử cho người dân và doanh nghiệp có nhu cầu trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia kể từ ngày 07/11/2023.

“Bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính dạng văn bản giấy có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Việc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính dạng văn bản giấy để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính.

Nơi thực hiện tiếp nhận và giải quyết yêu cầu chứng thực bản sao điện tử.

Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính là dịch vụ công đem lại nhiều lợi ích cho cá nhân, tổ chức đặc biệt là trong quá trình tiến tới Chính phủ số. Theo đó, cá nhân, tổ chức có thể sử dụng bản sao điện tử được chứng thực để nộp hồ sơ trực tuyến đối với các các thủ tục hành chính được cung cấp trên môi trường điện tử. Bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Như vậy, người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện trực tuyến hoàn toàn đối với đa số các thủ tục hành chính đã được cung cấp trên môi trường điện tử, loại bỏ tình trạng phải nộp bản sao chứng thực/ xuất trình bản giấy để xác minh lại hồ sơ. Bản sao chứng thực điện tử được ký số và đóng dấu bảo đảm tính nguyên vẹn, chính xác và có thể sử dụng lại nhiều lần.

Cách thức thực hiện chứng thực bản sao điện tử:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng thực bản sao điện tử, chỉ cần đến Bộ phận Tiếp nhận và hoàn trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, phường cung cấp bản chính hợp lệ; công chức làm công tác Tư pháp - Hộ tịch kiểm tra và quét scan bản chính lên Cổng Dịch vụ công quốc gia để xử lý. Lãnh đạo thực hiện ký số và chuyển qua bộ phận đóng dấu theo thẩm quyền. Kết quả được trả qua tài khoản cá nhân, tổ chức tại Cổng Dịch vụ công quốc gia (kho quản lý dữ liệu điện tử) hoặc email trong trường hợp chưa có tài khoản. Các thao tác đều được thực hiện trên môi trường mạng.

Những lợi ích mà chứng thực bản sao điện tử mang lại như:

  1. Chứng thực điện tử một lần, sử dụng nhiều lần: Với một bản sao điện tử được chứng thực, chỉ cần một file thì cá nhân có thể nộp cho nhiều thủ tục hành chính được cung cấp trên môi trường điện tử, cho nhiều lần sử dụng. Ví dụ: Bản sao điện tử Căn cước công dân của A có thể nộp làm thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử, đất đai, thừa kế, kinh doanh,… (bất kỳ thủ tục nào yêu cầu nộp căn cước công dân của A).
  2. Bản sao điện tử được chứng thực có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) và các giao dịch này phải trên môi trường điện tử.
  3. Tiết kiệm chi phí: Lệ phí một bản sao điện tử Căn cước công dân của A là 4.000 đồng, làm 01 bản nhận 01 bản sao điện tử, nộp cho 10 thủ tục hành chính/10 lần nộp hồ sơ thì cũng chỉ 4.000 đồng. Cũng với lệ phí sao y từ bản chính Căn cước công dân của A (bản giấy) là 4.000 đồng, làm 10 bản nộp cho 10 thủ tục hành chính/10 lần nộp hồ sơ thì lệ phí 40.000 đồng.
  4. Tiết kiệm thời gian: Như nêu ở trên, với một lần đi lên Bộ phận một cửa (Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả) để thực hiện chứng thực điện tử đó, các lần sau có nhu cầu thì lấy file về sử dụng mà không cần phải lên Bộ phận một cửa cho các lần sau này.
  5. Có sẵn kho lưu trữ dữ liệu: Cá nhân sẽ không lo điện thoại, máy tính, thẻ nhớ bị đầy dung lượng vì các file điện tử này hay xách theo bên mình như giấy tờ hiện nay, mà trên Cổng dịch vụ công quốc gia tại mục “Dịch vụ công của tôi”, có chế độ lưu giữ dữ liệu đã thực hiện, cá nhân chỉ cần kết nối internet dù ngồi ở đâu, đi công tác nơi nào, chỉ cần lên Dịch vụ công quốc gia tải về là có ngay file đang cần./.
     
Nguồn: Phòng Tư pháp quận ()
Lượt xem: 66
Bản in Quay lại
Tin mới hơn
Tin đã đưa
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)
imageUser
Thông tin đăng nhập
Bạn vui lòng để lại thông tin để gửi bình luận
Thủ tục hành chính
image Quận
image Phường
image ISO
image Kết quả giải quyết KNTC image Công khai kết luận Thanh tra image Công khai ngân sách image Dự án Đấu thầu, mua sắm công image Các dự án đang triển khai image Các dự án hoàn tất