Bản tin
Truyền thông chuyên đề “Bạo lực gia đình: Đừng im lặng!”
Thứ 2, Ngày 28/03/2022, 10:00 image

Sáng 26/3, Báo Phụ Nữ TP.HCM phối hợp cùng Công ty TNHH Kao Việt Nam và Hội LHPN quận Bình Tân tổ chức chương trình truyền thông với chuyên đề “Bạo lực gia đình: Đừng im lặng!”. Tham dự có các đồng chí: Tạ Thị Nam Hồng, Phó Tổng Biên tập Báo Phụ Nữ TP.HCM; Thạc sĩ Lê Thị Thanh Nhã, Nguyên Phó Phòng Gia đình Sở Văn hoá - Thể thao TP.HCM; Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội Trưởng Chi hội Luật sư, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP.HCM; Luật sư Nguyễn Sơn Lâm, Chi hội Phó Chi hội luật sư, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP.HCM; Huỳnh Đặng Hà Tuyên, Chủ tịch Hội LHPN quận cùng hơn 200 nữ công nhân, lao động và người dân trên địa bàn quận.
Tại chương trình, Thạc sĩ Lê Thị Thanh Nhã, Nguyên Phó Phòng Gia đình Sở Văn hoá - Thể thao TP.HCM chia sẻ về vấn đề bạo lực gia đình, bạo lực giới. Theo đó, trong mọi hình thức bạo lực giới, phần lớn nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái nhưng họ lại ít được tiếp cận và nhận được dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Bạo lực giới cũng có thể xảy ra với nam giới và trẻ em trai, người chuyển giới, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và những người có hoàn cảnh khó khăn. Bạo lực giới có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào: trong gia đình, nơi làm việc, trường học, nơi công cộng. Bao gồm cả bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần, trong đó bạo lực tinh thần là vô cùng nghiêm trọng bởi vì dù nó gây ra những hậu quả đau đớn nhưng cơ quan chức năng và những người có thẩm quyền khó can thiệp.

Quang cảnh chương trình truyền thông chuyên đề “Bạo lực gia đình: Đừng im lặng!”

Tại đây, Thạc sĩ Lê Thị Thanh Nhã khuyên rằng, nếu trong gia đình có xảy ra mẫu thuẫn hãy giải quyết mâu thuẫn bằng cách nói chuyện với nhau, nếu không biết nói gì thì nên học cách nói chuyện, chia sẻ hoặc hỏi ý kiến chuyên gia, tìm cách tham vấn những người đủ chuyên môn. Nếu bạo lực xảy ra trong gia đình và quá mức thì phải gặp cơ quan chức năng và giải quyết bằng pháp luật. Nếu có nguy hiểm hoặc bạo lực xảy ra trong xã hội, xung quanh địa bàn nơi ta đang sinh sống, hãy báo chính quyền địa phương, gần nhất là khu phố, cảnh sát khu vực, họ sẽ có quy trình giải quyết giúp chúng ta. Một khi bạo lực bắt đầu nhen nhóm, phải tìm mọi cách giải quyết và nhất quyết đừng im lặng. Bởi vì im lặng chỉ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn, im lặng là gián tiếp giúp bạo lực ngày càng phát tán.
Chương trình chia sẻ đến công nhân, lao động và người dân trên địa bàn những số điện thoại, đường dây nóng phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó có đầu số 0913.15.93.15 của Báo Phụ Nữ TP.HCM.
Bên cạnh chuyên đề bạo lực gia đình, các hội viên phụ nữ đã  trao đổi, tư vấn các vấn đề về bạo lực, ly hôn, chia tài sản... với mong muốn tháo gỡ những vướng mắc, bức xúc cá nhân liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em.

PHƯƠNG THẢO

Nguồn: Trung tâm VHTDTT quận ()
Lượt xem: 334
Bản in Quay lại
Tin mới hơn
Tin đã đưa
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)
imageUser
Thông tin đăng nhập
Bạn vui lòng để lại thông tin để gửi bình luận
Thủ tục hành chính
image Quận
image Phường
image ISO
image Kết quả giải quyết KNTC image Công khai kết luận Thanh tra image Công khai ngân sách image Dự án Đấu thầu, mua sắm công image Các dự án đang triển khai image Các dự án hoàn tất